Đến nay, huyện Đông Giang có 23 sản phẩm của 13 chủ thể được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam quyết định công nhận là sản phẩm OCOP. Trong đó, có 02 sản phẩm đạt 4 sao (chè dây Ra Zéh, ớt muối Ariêu), 21 sản phẩm đạt 3 sao (tiêu biểu như: trà xanh Quyết Thắng, trà hoa hồng Panan, chè dây hoa hồng, rượu Tà Vạc, các sản phẩm trang trí, thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm truyền thống,…). Tổng kinh phí đầu tư để thực hiện chương trình này là 3,7 tỷ đồng.
|Các đại biểu tham gia thảo luận tại Hội nghị. Ảnh: N.VTheo ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, đến nay Chương trình OCOP đã lan tỏa rộng khắp các địa phương, góp phần tích cực trong việc tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đây cũng là bước tiến quan trọng trong thúc đẩy phát triển sản phẩm, đưa chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đi vào thực chất và hiệu quả.
|Các chủ thể tham gia quảng bá sản phẩm OCOP tại hội chợ năm 2024. Ảnh N.VTuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình OCOP của huyện vẫn còn những hạn chế nhất định như: Kết quả đạt được từ việc thực hiện chương trình chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; các sản phẩm chưa có sức cạnh tranh ở thị trường lớn, giá thành cao, vùng nguyên liệu thiếu ổn định, khó liên kết đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu; kiến thức kỹ năng về tổ chức sản xuất, tìm hiểu thị trường của cộng đồng, người dân và chủ thể còn hạn chế; một số địa phương chưa tâm huyết, đôi lúc thiếu sự quan tâm trong việc thực hiện chương trình… Đây cũng là những vấn đề mà các đại biểu tham dự Hội nghị đã tập trung thảo luận để Chương trình OCOP của huyện ngày càng hoàn thiện hơn.